skip to Main Content
Menu

Máy ép thủy lực

Hành trình làm việc của máy ép thủy lực

Hành trình làm việc của máy ép thủy lực chia làm 3 phần

A- Hạ khuôn: 

Vì máy ép này khá lớn nên quá trình hạ khuôn này sẽ do trọng lượng của bàn ép và trục xy lanh ép kéo xuống (hạ bằng tự trọng).
Giả sử trọng lượng của trục xy lanh là 3 tấn + trọng lượng bàn ép 0.2 tấn thì tổng trọng lượng 3.2 tấn (Ft) đủ để xy lanh tự hạ mà không cần cấp dầu áp lực.

B- Ép:

– Diện tích bàn ép S = 3500 cm2
– Cường độ ép max p = 24 MPa = 240 kg/cm2
– Lực ép cần thiết lên bàn khuôn là Fg = S*p (tấn)
– Thực tế thì trọng lượng Ft cũng góp phần tạo lực ép lên bàn nên Lực ép thực tế F = Fg – Ft (tấn).
– Từ lực ép này (khoảng 836.8 tấn) ta sẽ chọn áp suất làm việc p để tính ra đường kính xy lanh ép (buồng trên) theo công thức F/p = A với A là diện tích hình tròn của xy lanh.
– Từ A, tính được đường kính D theo công thức A = 3.14*D*D/4
– Lưu ý bạn là nếu áp suất p bạn chọn nhỏ thì đường kính D sẽ to và ngược lại. Sẽ có sự cân nhắc cụ thế ở đây vì p nhỏ thì dễ chọn bơm, và các bộ phận thủy lực khác như xy lanh to => Rất tốn tiền.
. Ngược lại nếu chọn áp suất cao thì bơm lại phải là loại cao áp, cũng tốn tiền.
– Ở quá trình ép này hành trình ép nhỏ, giả sử chỉ là 50 mm thì ta có thể tính được lưu lượng Q (lpm) cần cấp cho xy lanh. Q (lpm) = v * A
– Ở đây v là vận tốc làm việc của xy lanh và được tính v = S/t (S = 50 mm là hành trình ép và t = 5 giây là thời gian ép).
– Với giá trị áp suất p (bar) và lưu lượng Q (lpm), bạn sẽ tính được công suất N (kW) cần thiết cho bơm ở hành trình ép. N (kW) = p * Q / 612

C- Hành trình nhấc khuôn:

– Khi nhấc khuôn thì chỉ cần thắng được trọng lực Ft = 3.2 tấn, thực tế còn cộng thêm một phản lực gây ra do nén lượng dầu lớn ở trong lòng xy lanh ép qua đường thoát về thùng. Lực này Ff = 2-3 bar trên diện tích A. Ff ~ 3 tấn. Tổng cộng lực nhấc khuôn = Ft + Ff = 6 tấn.
– Lực này rất nhỏ nên người ta thường dùng một (hoặc 2) xy lanh nâng riêng. Đường kính xy lanh này (d) được tính tương tự như xy lanh ép.
– Tương tự xy lanh ép, có thể tính được lưu lượng Q và công suất N cấp cho xy lanh nâng.

Như vậy là đã tính được các thông số tính toán của các hành trình làm việc. Lúc này bạn có thể lựa chọn các thông số làm việc chuẩn từ catalogue/tài liệu kỹ thuật cho hệ thống thủy lực máy ép.

Cụ thể sẽ chọn:

– Đường kính xy lanh ép D & xy lanh nâng d.
– Áp suất làm việc xy lanh ép & xy lanh nâng.
– Lưu lượng cấp của bơm.

Từ đây sẽ tính lại các thông số sau:

– Lực ép của xy lanh.
– Thời gian hạ khuôn, thời gian ép.
– Lực nâng khuôn.
– Thời gian nâng khuôn.

Đối tác

ashun

Logo_Bosch_Rexroth

Hydro-Leduc

logo-Sauer-Danfoss

Vickers-logo

logo-web-bach-thang

yuken-logo

0989.257.507

Back To Top
Copyright @ 2018 Cty CP tự động hóa An Huy | Thiết kế bởi: Web Bách Thắng